Trang chủ Tin Du Lịch Tổng hợp những điểm đến thú vị bậc nhất trong hành trình...

Tổng hợp những điểm đến thú vị bậc nhất trong hành trình du lịch Côn Đảo

0
673

Du lịch Côn Đảo càng ngày càng trở lên gần gũi với nhiều du khách. Được biết đến là trốn “Địa ngục trần gian” trong thời kỳ kháng chiến. Đến nay, Côn Đảo đã chuyển mình thành “Thiên đường du lịch” nổi tiếng được nhiều người yêu thích. Vậy Côn Đảo có những điểm gì đặc biệt? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp những điểm đến thú vị bậc nhất Côn Đảo.

Du lịch Côn Đảo – Hòn Cau – Bãi Trầu

Địa danh Hòn Cau và Bãi Đầm Trầu bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ xưa. Câu chuyện kể về mối tình ngang trái của một đôi trai gái yêu nhau. Nhưng họ không thể đến được với nhau, vì họ là anh em cùng cha khác mẹ. Chàng Cau vì đau khổ buồn chán mà bỏ nhà đi đến một hòn đảo hoang sinh sống. Rồi bỏ mạng nơi đảo hoang, nơi chàng nằm xuống bỗng mọc lên một hàng cau xanh tốt quanh năm.

Du lịch Côn Đảo khám phá Hon Cau

Nàng Trầu sau khi biết chuyện cha mẹ mình và hiểu rằng chàng Cau sẽ không bao giờ trở về nữa. Đã gieo mình xuống nước, nơi nàng bỏ xác có tên là Bãi Đầm Trầu từ đó. Cảm thương đôi bạn trẻ chết vì mối tình buồn. Dân làng Cỏ Ống từ thuở ấy đã đặt câu ca để diễn tả nổi niềm bi đát của chàng Cau và nàng Trầu:

“Đi đâu mà chẵng thấy về
Hay là quần tía dựa kề áo nâu?
Ai về nhắn với Ông Câu
Hòn Cau cách Bãi Đầm Trầu bao xa?”

Bãi Đầm Trầu và Hòn Cau ngày nay trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng với cả du khách trong và ngoài nước. Bãi Đầm Trầu được mệnh danh là một trong các bãi biển đẹp nhất ở Côn Đảo. Sở hữu triền cát vàng mịn trải dài tít tắp, mặt nước trong xanh, sóng vỗ về êm dịu. Trên có vạt rừng nguyên sinh ôm ấp, dưới có rạn san hô đầy màu sắc.

Bãi Đầm Trầu trong giai thoại Côn Đảo

Tuy bãi Đầm Trầu ở Côn Đảo chưa có nhiều dịch vụ tiện ích nhưng cảnh đẹp hoang sơ. Rất thích hợp cho chuyến dã ngoại, khám phá thiên nhiên. Trên bờ biển có vài quán lá đơn sơ của người dân, được dựng dưới hàng dương rợp mát. Bạn có thể ghé vào thưởng thức hải sản tươi ngon tại chỗ với giá cả phải chăng.

Du lịch Côn Đảo – Hòn Tài

Nếu bạn thích ngâm mình khi đến bãi tắm An Hải. Thì chắc chắn bạn sẽ mê đắm đến ngây ngất bởi vẻ đẹp tựa hồ như chốn thủy cung lộng lẫy. Khi đắm mình xuống dưới mặt nước xanh thẳm. Với những rạn san hô đủ màu sắc cùng đàn cá biển tung tăng bơi lội, lẩn trốn. Khiến bạn cứ ngỡ như mình đang lạc bước giữa một bữa tiệc long cung lộng lẫy.

Bãi biển Hòn Tài Côn Đảo

Hòn Tài Côn Đảo sở hữu những cánh rừng nhiệt đới bạt ngàn. Là nơi sinh sống của biết bao loài động vật độc đáo. Đến Hòn Tài, bạn sẽ có cơ hội tận mắt nhìn thấy loài sóc mun trắng vốn chỉ xuất hiện ở khu vực này. Ngoài ra, còn có các loài kỳ đà, tắc kè lẩn trốn dưới đám cây rừng rậm rạp. Hay những bầy chim biển, gầm ghì trắng vô cùng quý hiếm đang được bảo vệ nghiêm ngặt.

Hòn Tài – Điểm đến du lịch thú vị Côn Đảo

Đặc biệt, bạn đừng quên đến bãi biển mỗi khi thủy triều rút xuống. Để chiêm ngưỡng cảnh tượng những chú rùa đẻ trứng trong khoảng thời gian từ tháng 6 – tháng 9 mỗi năm. Hãy tận tay mình giúp đỡ bầy rùa con về lại với đại dương. Cảm nhận tình yêu thiên nhiên dâng trào mãnh liệt trong tim mình.

Du lịch Côn Đảo – Hòn bảy cạnh

Đặc điểm chính của Hòn Bảy Cạnh là hệ sinh thái rừng ngập mặn. Tại Côn Đảo thì rừng ngập mặn phân bố chủ yếu trên đất san hô chết, cát, đất sét. Đây là một sự khác biệt của rừng ngập mặn Côn Đảo khi nước thủy triều xuống thấp. Do đó bạn có thể dễ dàng đi lại trong rừng, không lầy lội như các nơi khác.

Hòn Bảy Cạnh Côn Đảo

Buổi tối bạn cũng tìm hiểu về cuộc sống của một loài cua mà chỉ có ở Côn Đảo được gọi cua xe tăng. Loài này rất nhát, chỉ cần bước chân lá chúng đã trốn vào hang. Đây là loài cua lớn nhất của Việt Nam với chiều dài trên mai cua lên đến 10cm. Đôi càng cua bên to và bên nhỏ rất mạnh mẻ, đủ mạnh để xé lá và ăn thực vật.

Là hòn đảo có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam. Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh. Với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú.

Điểm du lịch hấp dẫn Côn Đảo – Hòn Bảy Cạnh

San hô ở đây rất đa dạng chủng loại. Với san hô dạng phiến, dạng bàn, dạng cành, dạng khối đều thuộc Sách đỏ của Việt Nam. Ngoài ra, Hòn Bảy Cạnh còn có tài nguyên sinh vật biển phong phú. Với cá heo, rùa xanh, bò biển, ốc đá, trai tai tượng vảy, hải sâm, cá bướm, san hô não…

Tour du lịch Côn Đảo đến hòn bảy Cạnh để khám phá, tìm hiểu những loài động thực vật biển. Khám phá hệ sinh thái rừng và biển, sẽ giúp cho du khách thêm hiểu biết về hệ sinh thái rừng và biển. Từ đó thêm yêu thương và bảo vệ môi trường biển tốt hơn nữa.

Du lịch Côn Đảo – Hòn Tre

Hòn Tre Côn Đảo được chia thành hòn Tre lớn và hòn Tre nhỏ, với tổng diện tích lên đến 88 ha. Đến Hòn Tre du khách được thoải mái tắm biển, nô đùa cùng dòng nước biển trong vắt. Hoặc trải nghiệm lặn ngắm san hô, câu cá biển. Hoặc đơn giản lặng ngắm hoàng hôn khi chiều về là những trải nghiệm tuyệt vời.

Hòn Tre Nhỏ

Hòn Tre Lớn Côn Đảo có diện tích tự nhiên 77 ha, nằm về phía Tây của đảo Côn Sơn, cách cảng Bến Đầm 5km. Tài nguyên rừng có nhiều loài thực vật đặc trưng như: Bàng biển, Bàng vuông, Phong ba,… Động vật rừng có Sóc mun, kỳ đà, trăn, rắn, một số loài chim biển, Yến hàng, Bồ câu Nicoba, chim Gầm ghì trắng,..

Hòn Tre Nhỏ có diện tích chỉ 11 ha, nằm cách bãi Ông Đụng chừng 2km ở phía tây Côn Đảo. Trên đảo có rất nhiều hang đá cùng loài tre là chủ đạo nên hòn đảo này được gọi với cái tên dân dã Hòn Tre Nhỏ. Hòn Tre Nhỏ nơi quy tụ rất nhiều chim yến tìm về sinh sống và làm tổ. Đến đây du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những tổ chim yến trắng nằm trên những vách đá cheo leo.

Hòn Tre Lớn Côn Đảo

Bên cạnh đó Hòn Tre Nhỏ còn là nơi cư trú của hàng chục loài chim biển khác nhau. Khoảng từ tháng 5 đến tháng 9, tại Hòn Tre Nhỏ có hàng ngàn lượt chim biển như hải âu, nhạn biển, nhàn mào,…bay từ phương bắc đến đây làm tổ sinh sản.

Du lịch Côn Đảo – Nhà tù Côn Đảo

Mỗi khi nhắc đến hành trình du lịch Côn Đảo. Người ta thường không bao giờ quên địa điểm di tích lịch sử nổi tiếng nhà tù Côn Đảo. Với hệ thống nhà tù “rùng rợn” nhất lịch sử. Đầu tiên là trại Phú Hải – nơi giam cầm nhiều bậc tiền bối cách mạng của nước ta. Tại Trại Phú Hải có những nhà gian được thiết kế kì dị. Nhằm khủng bố tinh thần cũng như thể xác của những chiến sỹ cộng sản.

Nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo trong kháng chiến thực dân là nỗi ám ảnh day dứt không thể nào nguôi ngoai. Là nơi gian cầm những người lính chính trị cách mạng. Nhà tù Côn Đảo “đáng sợ” hiếm thấy. Nơi mà sinh mạng con người bị coi rẻ mạt đến như vậy. Và cũng không có nơi nào áp dụng những loại cực hình tra tấn dã man “ghê rợn” nhà tù tại Côn Đảo.

Chuồng Cọp là nơi giam cầm và tra tấn tù nhân dã man và tàn bạo nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai. Nhiều chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình ở nơi này.

Hệ thống chuồng Cọp ở Nhà tù Côn Đảo

Đến du lịch Côn Đảo tham quan nhà tù Côn Đảo. Bạn sẽ thấy được, cảm nhận được sâu sắc những hy sinh gian khổ của lớp cha anh ngày trước phải chịu đựng. Thấy được ý chí bất khuất, kiên cường vượt lên mọi hoàn cảnh của người lính chính trị cách mạng.

Du lịch Côn Đảo – Vườn quốc gia Côn Đảo

Đến với tour du lịch Côn Đảo, thăm thú vườn quốc gia Côn Đảo. Bạn sẽ được tìm hiểu về hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Với những rạn san hô, những thảm cỏ biển và cả rừng ngập mặn. Mối liên hệ mật thiết giữa các hệ sinh thái này cũng là điều kiện thuận lợi. Để bảo tồn, sinh sản và ươm giống các loài sinh vật biển.

Nơi đây có rất nhiều loại hình du lịch Côn Đảo thú vị, thu hút khách tham quan như: Du lịch sinh thái kết hợp với du lịch nghiên cứu khoa học. Du lịch sinh thái vườn quốc gia Côn Đảo, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm đi bộ xuyên qua các cánh rừng nguyên sinh. Để được đắm chìm trong không khí trong lành và khám phá những loài cây rừng quý hiếm.

Vườn quốc gia Côn Đảo

Hiện nay, Côn Đảo là vùng có nhiều rùa biển nhất ở Việt Nam. Với hai loài thường gặp là đồi mồi và tráng đông. Có 17 bãi cát được ghi nhận là bãi đẻ của rùa. Trong đó có đến bốn bãi được ghi nhận là có 1.000 rùa mẹ lên đẻ hàng năm. Côn Đảo cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển (Dugong dugong).

Du lịch Côn Đảo – Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo có diện tích 190.000 m2. Được chia làm 4 khu: khu A, B, C, D. Trong đó khu A, B, C là các nghĩa trang cũ, và D là diện tích khu mộ mới được thiết lập. Khu A xây dựng từ năm 1944, khu này đã chật mộ. Và nhà tù đã mở rộng nghĩa trang về phía nam, tức là khu B hiện nay. Còn hài cốt lớp tù nhân kháng chiến chống Pháp được chôn kế tiếp từ đồi cát chạy dài xuống phía Đông Nam. Là nơi có hài cốt thiếu nữ anh hùng Võ Thị Sáu.

Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hài cốt của lớp tù nhân thời này. Được chôn tiếp vào phần còn lại của khu B và chôn tiếp tục qua khu C. Sân hành lễ nằm ở phía sau với một tượng đài cao 9 mét và nặng 25 tấn. Được khởi dựng vào năm 1980. Dưới chân có ghi dòng chữ “ Vĩnh biệt đồng chí” được tái tạo từ câu chuyện “chết cởi áo cho nhau”.

Nếu bạn đi lễ nghĩa trang Hàng Dương vào ban ngày. Bạn lên dâng hương và lễ vật tại biểu tượng tổ quốc ghi công, tại trung tâm nghĩa trang Hàng Dương. Nơi tập trung hàng nghìn ngôi mộ của hàng nghìn chiến sĩ. Sau khi làm lễ tập trung tại đài tưởng niệm. Cả đoàn sẽ bắt đầu đi vào thắp hương. Và lễ tại mộ của liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh ở khu A.

Mộ cô Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo

Tiếp đó quý khách lễ tại mộ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, xin Cô Sáu được ra lễ Cô vào buổi tối. Đây là điều đặc biệt nhất của nghĩa trang Hàng Dương đối với cả người dân và du khách. Tới tận khuya mọi người mới đi viếng cô Sáu. Bởi ở Côn Đảo, người dân luôn tin rằng cô Sáu rất linh thiêng. Và viếng Cô vào đêm rằm, nhất là vào lúc 12 giờ đêm, thì lời cầu nguyện sẽ càng linh ứng.

Du lịch Côn Đảo – Miếu bà Phi Yến

Miếu Bà có một dai thoại liên quan được người dân địa phương lưu truyền từ đời này sang đời khác. Bà Phi Yến là thứ phi của vua Nguyễn Ánh. Lúc bấy giờ triều đình nhà Nguyễn và quân Tây Sơn đang xảy ra chiến sự. Vua Nguyễn Ánh dự định gửi con trai trưởng là hoàng tử Cảnh theo Bá Đa Lộc sang Pháp nhờ chi viện.

Thấy được những rắc rối về sau, bà Phi Yến ngỏ lời khuyên can rằng: “Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ chúa công không nên nhờ vả ngoại bang. Nếu thắng được Tây Sơn thì chẳng vẻ vang gì, mà e còn lắm điều rối rắm về sau…”. Không những không khuyên can được vua Nguyễn Ánh. Ngược lại, bà còn bị cho đày, nhốt vào hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ, về sau núi đó được đặt tên là hòn Bà.

Hòn Bà – Nơi thờ cúng miếu bà Phi Yến

Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển. Hoàng tử Cải, con bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận và nghĩ rằng bụng dạ Cải rồi cũng như mẹ nó nên Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử Cải trôi vào bãi biển Cỏ Ống, và được dân làng chôn cất.

Gió đưa cây Cải về trời

Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”

Là câu hát xuất phát từ câu chuyện thương tâm cảnh mẹ con ly biệt. Kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh của bà Phi Yến và con trai hoàng tử Cải.

Đến tháng 10 âm lịch năm 1785, làng An Hải tổ chức hội làm chay tế lễ trong làng. Họ đến rước bà Phi Yến đến tham dự cho thêm phần long trọng. Đêm hôm ấy, bà bị kẻ xấu xúc phạm nên đã tử tự để được vẹn toàn danh tiết. Dân làng đã lo việc tống táng và lập miếu thờ bà – người phụ nữ “Trung Trinh Tiết Liệt”.

Ngôi miếu Bà Phi Yến

Người dân Côn Đảo đồn rằng, miếu bà Phi Yến là một ngôi miếu rất linh thiêng. Những người dân ở địa phương khác cũng tới đây để cầu xin, tạ lễ. Đến với tour Côn Đảo bạn không nên bỏ qua dịp đặc biệt này để cầu xin sự bình an. Cầu nguyện cho gia đình và sự nghiệp cũng là một dịp hiếm có.